Sáng 29.10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hội đồng chuyên ngành số 1 do Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới 2016-2020 thành lập đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp quốc gia năm 2020.
Hội đồng chuyên ngành số 1 làm việc trong 3 ngày (từ ngày 28 - 30/10/2020) nhằm đánh giá 25 sản phẩm. Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đánh giá lần 2.
Về cơ bản, các sản phẩm đủ điều kiện đề xuất có khả năng đạt 5 sao cần có tính đặc sắc bản địa, chủ thể gắn bó với cộng đồng địa phương, có đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý tiên tiến, tiếp cận thị trường quốc tế.
Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận sản phẩm 5 sao OCOP quốc gia sẽ đưa vào chương trình xúc tiến thương mại trong nước và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Các sản phẩm đạt 4 sao sẽ góp phần nâng cao giá trị và có cơ hội phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Sản phẩm OCOP được đánh giá đợt này gồm:
Xem thêm tin tức tại : https://danviet.vn/danh-gia-phan-loai-cac-san-pham-dat-tieu-chuan-5-sao-ocop-cap-quoc-gia-nam-2020-2020102914505699.htm
Chương trình OCOP là gì?
Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020. Chương trình này đã được nhiều nước trên thế giới phát triển với nhiều tên gọi khác nhau. Điểm chung của Chương trình ở các quốc gia là nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa...) làm gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chủ thể thực hiện là thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện trong định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.
Mục tiêu chương trình OCOP
Mục tiêu của Chương trình OCOP là đến hết năm 2020 đạt khoảng 2.400 sản phẩm; định hướng đến năm 2030 khoảng 4.800 sản phẩm. Đến hết năm 2020 khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình; định hướng đến 2030 khoảng 2.000 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Tiến trình thực hiện OCOP từ tháng 5/2018
Đến nay, 61/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt, triển khai đề án hoặc kế hoạch thực hiện OCOP của địa phương mình. Tùy theo điều kiện, tiềm năng, lợi thế, các địa phương lựa chọn các sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng để phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, gồm: thực phẩm (nông sản tươi sống và nông sản chế biến); đồ uống (có cồn, không cồn); thảo dược (các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu); vải và may mặc làm từ bông, sợi; các sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm, sứ, dệt may...; dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu...
Theo quy trình hướng dẫn của Trung ương, 31 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận 1.640 sản phẩm OCOP (đạt 68,3% kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020) của 945 chủ thể tham gia Chương trình, trong đó có 20 sản phẩm đề xuất 5 sao, 590 sản phẩm đạt 4 sao và 1.030 sản phẩm đạt 3 sao.
Đặc biệt, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP được các địa phương chú trọng. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đều tổ chức các hội chợ, triển lãm quốc tế hoặc cấp vùng để quảng bá sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương. Nhiều địa phương đã quan tâm mở các trung tâm, điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP theo tiêu chí quy định của Bộ Công Thương tạo nên hiệu ứng tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Ứng dụng công nghệ nói chung và máy tách màu nói riêng trong chương trình OCOP
Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm tham gia vào chương trinh OCOP, còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến, mẫu mã chưa đẹp, chưa có sự đồng nhất về chủng loại, kích cỡ và màu sắc hạt không đồng đều, số lượng sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu, công bố vệ sinh an toàn thực phẩm còn ít…
Vì vậy để đạt các tiêu chí của sản phẩm OCOP thì cần ứng dụng KH-CN để nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đóng gói bắt mắt và hỗ trợ bảo quản để mở rộng thị trường.
Khâu tuyển chọn sản phẩm, hay phân loại sản phẩm là rất quan trọng để sản phẩm vượt qua vòng đánh giá chất lượng. Ví dụ sản phẩm gạo và đậu cần có cảm quan tốt về sự đồng đều về màu sắc, và loại bỏ những hạt xấu, mang mầm mống gây bệnh. Đối với cà phê, cần loại bỏ những hạt nhân chưa chín ảnh hưởng đến mùi vị thành phẩm...Máy tách màu Wesort tự hào là đơn vị đồng hành cùng cách doanh nghiệp hợp tác xã trong công cuộc đổi mới nền nông nghiệp gắn với khoa học công nghệ.
--- Nguồn: tổng hợp ----